Hệ thống học Họ_Bạc_má

Gần đây, chi lớn Parus dần dà được chia tách thành vài chi khác nhau (như chỉ ra dưới đây), trong việc này những người tiên phong là các nhà điểu học Bắc Mỹ và ở mức độ hạn chế hơn (như tình trạng hiện tại) là các nhà điểu học của phần còn lại trên thế giới. Trong khi vào giữa thập niên 1990, chỉ có các chi Pseudopodoces, Baeolophus, Melanochlora và Sylviparus được coi là được hỗ trợ đủ mạnh nhờ các dữ liệu có sẵn như là các chi khác biệt với chi Parus [1]. Hiện nay, kiểu sắp xếp này được coi là cận ngành như được chỉ ra bởi phân tích chuỗi mtDNA cytochrome b và chi Parus tốt nhất nên hạn chế trong nhánh Parus major - Parus fasciiventer, và thậm chí những họ hàng gần gũi nhất của loài thứ hai nói trên có thể được coi như là chi khác biệt [2].

Trong phân loại của Sibley và Ahlquist, họ Paridae được mở rộng ra nhiều hơn để gộp cả các nhóm có quan hệ họ hàng như các loài phàn tướcbạc má đuôi dài, nhưng trong khi nhóm thứ nhất là hoàn toàn gần gũi với họ Bạc má và có thể đưa vào họ này một cách tin cậy được, cùng với Stenostiridae, thì nhóm bạc má đuôi dài lại không phải như thế. Trên thực tế, hai loài bạc má trán vàngchim mào vàng có thể có quan hệ họ hàng đối với phần còn lại của họ Bạc má còn xa hơn cả mối quan hệ họ hàng giữa nhóm phàn tước với phần còn lại của họ Bạc má[2][3]. Nếu như hai họ hiện tại này được gộp chung vào họ Paridae thì nhóm các loài bạc má trong bài này chỉ được coi là phân họ Parinae.

Một cách khác, tất cả các loài bạc má – ngoại trừ việc bảo lưu 2 chi đơn loài như đề cập ở dưới đây (Sylviparus, Melanochlora), cũng có thể cả chi Cyanistes, và không gộp bạc má đất Hume vào – có thể gộp đống trong chi Parus. Trong bất kỳ trường hợp nào, bốn nhánh chính của bạc má "điển hình" có thể được công nhận:

  1. Các loài bạc má mũ đen và họ hàng của chúng (Poecile gộp cả Sittiparus)
  2. Các loài bạc má mào dài (chi Baeolophus và Lophophanes)
  3. Các loài bạc má thường có má trắng và mào lông (chi Periparus gộp cả Pardaliparus) với màu sắc dịu hơn
  4. Các loài bạc má trong Parus nghĩa hẹp (gộp cả Melaniparus và Macholophus).

Tuy thế, các mối quan hệ liên nhánh giữa chúng cũng như các mối quan hệ của nhiều loài trong mỗi nhánh vẫn chưa được giải quyết tốt; phân tích hình thái và địa sinh học có thể đưa ra bức tranh thực tế hơn so với các dữ liệu phân tử đang có[2].

Các loài bạc má có lẽ đã định cư tại Bắc Mỹ hai lần, có thể là vào khoảng thời gian trong Tiền-Trung Pliocen. Đầu tiên là các tổ tiên của chi Baeolophus; các loài bạc má chi Poecile đã tới đây hơi muộn hơn[2].

Liên quan